Thông thường, những người niềng răng mất bao lâu sẽ trải qua thời gian từ 18 – 30 tháng tùy vào từng tình trạng răng miệng cụ thể. Những trẻ nhỏ có thời gian niềng răng được rút ngắn hơn do cấu trúc răng miệng chưa phát triển hoàn thiện dễ dàng hơn trong việc sắp xếp lại vị trí trên cung hàm. Người lớn có khoảng thời gian dài hơn do xương hàm và răng đã ổn định.
Một số tác dụng niềng răng
Niềng răng là một giải pháp tiên tiến trong điều trị nha khoa, sử dụng các khí cụ hỗ trợ như mắc cài, dây cung,v.v.. để giúp kéo răng lệch lạc, không đúng vị trí được sắp xếp ngay ngắn và giúp bạn có một khớp cắn tốt. Giúp quá trình ăn nhai trở nên thoải mái hơn.
Kỹ thuật niềng răng sẽ không làm bạn cảm thấy đau đớn gì cả. Chẳng qua do lúc đầu khi mới gắn mắc cài bạn có thể cảm thấy không quen; khó chịu hay bị vướng víu ở phần má và môi. Sau một thời gian, bạn sẽ quen dần với cảm giác này.
Trong thời gian niềng răng, bạn sẽ được gắn mắc cài lên răng; dây cung và các khí cụ hỗ trợ cho quá trình niềng răng. Việc gắn các khí cụ chỉnh nha này có thể gây khó khăn cho bạn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Làm răng bạn có thể bị hư hỏng hơn,v.v... Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng của mình tốt. Chải răng thường xuyên và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Thì việc sở hữu một hàm răng đẹp và khỏe mạnh sau khi niềng răng không phải là điều khó khăn.
Niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Với tất cả các trường hợp niềng răng đều cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được áp dụng. Bởi niềng răng là kỹ thuật khó, không phải bác sĩ nào cũng thực hiện đảm bảo được. Ngược lại, nếu không niềng răng tốt có thể gây ra một số nguy cơ có hại cho sức khỏe răng miệng. Nếu dùng lực kéo răng quá mạnh và không phù hợp sẽ dẫn đến tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng làm cho răng lung lay, giảm tuổi thọ của răng. Hệ quả lớn nhất có thể gây ra mất răng sớm sau niềng răng.
Cho nên, khi niềng răng cần hết sức thận trọng và tỉ mỉ, tạo lực sao cho phù hợp nhất, giúp răng di chuyển tốt nhưng vẫn đảm bảo an toàn tối đa cho răng, xương hàm và nướu.
Ngoài ra, khi đeo niềng răng bạn còn có thể gặp phải một số trở ngại như vướng víu khi cười nói, chải răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày, cắn môi, má, chảy nước bọt. Thậm chí có thể xảy ra trường hợp bung tuột mắc cài và dây cung gây khó chịu cho người điều trị.
Dẫu vậy, đó vẫn chỉ là những khó chịu nhỏ so với lợi ích của niềng răng có thể mang đến cho bệnh nhân. Chỉ cần vượt qua và làm quen với những khó chịu này thì quá trình điều trị sẽ thuận lợi và không gây ra cho bạn nguy cơ nào.