Thay răng là sự kiện quan trọng đầu đời của mỗi đứa trẻ, đánh dấu bước ngoặt cho sự khôn lớn đầu tiên và là tiền đề cho những chiếc răng vĩnh viễn sau này trẻ. Tuy nhiên, quá trình thay răng cho trẻ không chỉ đơn giản là răng sữa rụng đi răng mới mọc lên, mà trong giai đoạn này cần có những lưu ý đặc biệt hơn để chăm sóc giúp bé có hàm răng khỏe mạnh, thẩm mỹ sau này nữa.
Mẹ lo lắng trẻ chậm thay răng sữa có sao không?
Răng sữa thường bị rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn ở độ tuổi từ 6- 12 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ chậm thay răng sữa khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Răng sữa mọc vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh, đến lúc 2- 3 tuổi thì trẻ có đủ răng sữa với 20 cái. những chiếc răng đầu tiên nhìn thấy trong miệng là răng cửa trung tâm hàm dưới và cuối cùng là răng hàm trên thứ hai, răng cửa trung tâm từ 6–12 tháng, răng cửa 2 bên từ 9 đến 16 tháng, răng hàm từ 13- 19 tháng, răng nanh từ 16- 23 tháng. Thứ tự thay răng sữa sẽ giống như lúc bé mọc răng, có nghĩa là chiếc răng nào mọc trước thị sẽ phải thay trước. Cần phải bọc răng sứ nào tốt nhất?
Một số trường hợp răng sữa thay muộn bất thường có thể nguyên nhân là do đẻ non, chế độ ăn uống chưa phù hợp. Nếu răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng đang bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa hướng giải quyết hiệu quả, tránh các tình trạng răng mọc lệch về sau.
Lưu ý khi trẻ thay răng sữa
- Bố mẹ nên theo dõi răng bé thường xuyên trong quá trình thay răng sữa để phát hiện kịp thời những bất thường để có phương pháp khắc phục kịp thời.
- Nên đưa trẻ đi khám thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi và phát hiện ra các dấu hiệu của răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa chưa rụng, răng vĩnh viễn mọc lệch, khoảng cách hai răng cửa lớn.
- Khi thấy răng sữa thay quá muộn, bạn không nên tự ý nhổ răng, điều này sẽ gây đau cho trẻ và có thể gây nhiễm trùng vùng chân răng.
- Bạn nên đặt chế độ “giám sát” con đánh răng mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa bệnh sâu răng. Nếu bé có tính tự lập và kỷ luật khá cao thì bạn có thể tập cho bé thói quen tự giác đánh răng vào giờ đã định.
Bạn nên lựa chọn loại kem đánh răng và bàn chải đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé. Mỗi lần đánh răng của bé chỉ nên kéo dài 2 – 3 phút. Ngoài việc đánh răng, sau mỗi bữa ăn nên cho bé súc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối loãng để duy trì sức khỏe răng miệng.
Bài viết được trích nguồn từ: https://chamsocsacdep304.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
TG: Ngavvt