Răng sứ vỡ có hàn được không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm hiện nay. Mặc dù bọc răng sứ mang lại tính thẩm mỹ cao và khả năng ăn nhai tốt, tuy nhiên nếu tình trạng răng sứ bị sứt, vỡ không được khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!
Tác hại của răng sứ bị vỡ
Răng sứ bị sứt mẻ không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ gương mặt mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Cụ thể:
- Dễ tổn thương lưỡi: đây là hậu quả “nhẹ” nhất mà bạn có thể gặp phải. Răng sứ bị sứt, vỡ khiến cho phần răng còn lại trở nên lởm chởm, sắc nhọn nên dễ cắn nhầm vào lưỡi hơn.
- Răng bị yếu đi: các vết nứt, vỡ trên răng sẽ khiến dây thần kinh bị của răng “thò” ra. Do đó, răng thường nhạy cảm và yếu hơn khi gặp các tác động lực mạnh cũng như nhiệt độ nóng lạnh thất thường.
- Tăng nguy cơ mất răng: các vết nứt gãy làm cho chân răng bị lộ ra ngoài. Không còn lớp “vỏ” bảo vệ, răng sẽ suy yếu và gãy hoàn toàn.
- Gây nhiễm trùng khoang miệng: do dây thần kinh và các bộ phận cấu tạo nên răng sẽ bị hở khi răng bị gãy, chúng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn sâu răng tấn công và gây nhiễm trùng. Thậm chí, nếu tiếp tục không điều trị, nhiễm trùng còn có thể phát triển thành áp xe nguy hiểm.
Như vậy, thoạt nhìn thì gãy răng có vẻ không có gì quá ghê gớm, thế nhưng tình trạng này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Do đó, khách hàng khi bị sứt, mẻ răng nên đến ngay các cơ sở nha khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.
Răng sứ vỡ có hàn được không*
Răng sứ vỡ có hàn được không?
Khi thấy răng sứ bị sứt, mẻ hoặc vỡ thì nhiều khách hàng tỏ ra lo lắng. Họ phân vân không biết răng sứ vỡ có hàn được không hay phải thay mới?
Với trường hợp răng sứ chỉ bị sứt, mẻ nhỏ thì bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật hàn trám để phục hình lại. Thông thường composite là vật liệu thường được lựa chọn để khôi phục lại phần răng sứ bị hư tổn.
Composite có màu khá tương đồng với răng tự nhiên và răng sứ, do vậy khi trám lên răng giả sẽ không quá mất tự nhiên.
Tuy nhiên do độ bền của composite không thực sự tốt nên các nha khoa cũng hạn chế sửa răng sứ bằng cách hàn trám. Đặc biệt ở vị trí răng hàm, nơi thường xuyên tiếp nhận lực cắn và lực nhai lớn. Việc hàn trám răng sứ bị sứt, mẻ hoặc vỡ sẽ không đảm bảo được độ bền lâu dài.
Thay vào đó việc thay thế một mão răng giả khác sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.
Vì vậy, cách đầu tiên để khôi phục 1 chiếc răng sứ bị vỡ đó là bọc mão răng sứ mới. Nha sĩ sẽ tháo bỏ hẳn chiếc răng sứ cũ ra và thay bằng răng mới. Đây là cách tốt nhất và an toàn nhất để khắc phục hoàn toàn tình trạng đau răng thật do răng sứ bị vỡ.
Ngoài ra trường hợp răng sứ bị vỡ kèm hiện tượng đau nhức thì tỷ lệ cao khách hàng phải thay mão sứ mới. Bởi lúc này rất có thể thân răng thật đã bị ảnh hưởng. Vì vậy bác sĩ sẽ phải tháo mão răng giả cũ ra để điều trị & lắp một chiếc răng sứ khác vào.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề răng sứ vỡ có hàn được không mà mọi người quan tâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và gia đình.